Cách phát âm trong tiếng anh phần 4

Vậy là chúng ta đã đi qua được 3 phần 4 chặng đường về việc học cách phát âm tiếng anh. Sau đây, Blog xin hướng dẫn tiếp phần cuối để các bạn tổng hợp và ôn tập cũng như luyện phát âm chuẩn. Từ đó tự tin hơn trong giao tiếp cũng như nghe tiếng anh. Tất nhiên, muốn phát âm tiếng anh chuẩn và đúng thì ngoài những kiến thức mà chúng tôi gửi tới các bạn thì còn ở chính sự kiên trì,cố gắng và nghị lực vì sự tiến bộ và mục tiêu muốn nói được tiếng anh ở các bạn.

cach-phat-am-trong-tieng-anh-phan-4-1

Xem thêm : Cách phát âm trong tiếng anh phần 3 | Cách phát âm trong tiếng anh phần 2

Sau cùng, chúng ta sẽ học tiếp 11 âm cuối trong 44 âm của hệ thống phát âm tiếng anh. Hãy cùng học tiếng anh dễ dàng, hiệu quả với Blog nhé!

34. Phát âm âm /s/

Vị trí cấu âm: Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.

Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

35. Phát âm âm /z/

Vị trí cấu âm: Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.

Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

36. Phát âm âm /ʃ/

Vị trí cấu âm: Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút.

Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

37. Phát âm âm /ʒ/

Vị trí cấu âm: Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút.

Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

38. Phát âm âm /t/

Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.

Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

39. Phát âm âm/d/

Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.

Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

40. Phát âm âm /tʃ/

Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.

Phương thức cấu âm: Hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

41. Phát âm âm /dʒ/

Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.

Phương thức cấu âm: Hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

42. Phát âm âm /θ/

Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới.

Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

43. Phát âm âm /ð/

Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới.

Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

44. Phát âm âm /w/

Vị trí cấu âm: Môi mở tròn, hơi hướng ra ngoài, giống như khi phát âm /u:/

Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, từ từ hạ hàm dưới xuống và phát âm /ə/. Lưỡi có cảm giác rung khi phát âm.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
cach-phat-am-trong-tieng-anh-phan-4-2

Trên đây là cách phát âm các âm trong tiếng Anh rất chi tiết. Hy vọng bài viết này và những phần trước mà Blog đã hướng dẫn các bạn sẽ phần nào giúp các bạn cải thiện khả năng phát âm của mình và trang bị những kiến thức tiếng Anh cơ bản nhất.

Hãy tích cực luyện tập và chăm chỉ theo lịch lập hàng ngày. Điều đó góp phần cải thiện khả năng phát âm chuẩn trong tiếng anh và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Chúc các bạn thành công trên con đường học tập của mình!

Cách phát âm trong tiếng anh phần 3

Qua các bài trước,chúng ta đã học được 22 âm trong cách phát âm tiếng anh. Thật đơn giản và dễ dàng phải không ạ. Tuy nhiên chúng ta cần tập luyện tích cực và thường xuyên hơn, nếu không rất dễ quên và nhầm lẫn. Đến với bài này chúng ta tiếp tục học thêm 11 âm khác trong phát âm tiếng anh, qua đó bổ xung thêm các âm mình có thể phát âm chuẩn và nâng cao khả năng nói tiếng anh chuẩn.

cach-phat-am-trong-tieng-anh-phan-3-1


Sau đây chúng ta hãy cùng nhau học tiếp 11 âm tiếp theo trong cách phát âm tiếng anh mà Blog chúng tôi đang hướng dẫn các bạn.

23. Phát âm âm /f/

Vị trí cấu âm: Răng cửa trên chạm vào môi dưới.

Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

24. Phát âm âm /v/

Vị trí cấu âm: Răng cửa trên chạm vào môi dưới.

Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

25. Phát âm âm /h/

Vị trí cấu âm: Lưỡi không chạm vào ngạc trên của miệng.

Phương thức cấu âm: Nhanh chóng đẩy thật nhiều luồng hơi ra ngoài.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

26. Phát âm âm /j/

Vị trí cấu âm: Miệng mở sang hai bên, lưỡi đưa ra phía trước, giống như khi phát âm /i:/

Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, từ từ hạ lưỡi và hạ cằm xuống và phát âm /ə/. Lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Chú ý không chạm lưỡi vào ngạc trên.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

27. Phát âm âm /k/

Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.

Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

28. Phát âm âm /g/

Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.

Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

29. Phát âm âm /l/

Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi uốn cong chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa.

Phương thức cấu âm: Luồng hơi đi xung quanh mặt lưỡi.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

30. Phát âm âm /m/

Vị trí cấu âm: Hai môi mím lại để chặn luồng hơi đi vào miệng.

Phương thức cấu âm: Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

31. Phát âm âm /n/

Vị trí cấu âm: Lưỡi chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa, để chặn luồng hơi đi vào miệng.

Phương thức cấu âm: Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

32. Phát âm âm /ŋ/

Vị trí cấu âm: Miệng mở, cuống lưỡi chạm vào ngạc trên để chặn luồng hơi đi vào miệng.

Phương thức cấu âm: Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

33. Phát âm âm /r/

Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi lùi vào phía trong khoang miệng. Hai cạnh lưỡi chạm vào hai bên hàm răng trên.

Phương thức cấu âm: Luồng hơi đi trong miệng và lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Chú ý đầu lưỡi không chạm vào ngạc trên.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

cach-phat-am-trong-tieng-anh-phan-3-2

Vậy là chúng ta đã học được 33 âm trong cách phát âm tiếng anh mà chúng tôi đã hướng dẫn các bạn. Hi vọng bài học này sẽ bổ ích cho những ai chưa tìm thấy hướng đi hay chưa biết cách phát âm tiếng anh hiệu quả và đúng chuẩn. Chúc các bạn sớm có những tiến bộ trong nói và phát âm tiếng anh nói riêng, cũng như khả năng ngoại ngữ nói chúng.


Cách phát âm trong tiếng anh phần 2

Ở bài trước chúng ta đã đi qua 11 âm, đã biết cách phát âm tiếng anh của chúng  như thế nào. Vậy các bạn đã nắm rõ và phát âm chuẩn 11 âm đó chưa. Bài này chúng ta tiếp tục học 11 âm khác để cải thiện và bước tới gần hơn với khả năng nói tiếng anh chẳng thua kém gì so với người bạn địa. Nào chúng ta cùng học tiếp cách phát âm tiếng anh tiếp chứ !

cach-phat-am-tieng-anh-phan-2-1


Tiếp tục bài trước,sau đây chúng ta cùng tới 11 âm tiếp theo trong bài cách phát âm tiếng anh phần 2 này.

12. Phát âm âm /ɑ:/

Hình dáng của môi: Môi mở thật rộng, hàm dưới đưa xuống một chút

Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng

Độ cao của lưỡi: Phía cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới

Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản, có thể kéo dài.

13. Phát âm âm /ɪə/

Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm trước /ɪ/ sang âm giữa /ə/. Khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên, ngay sau đó, miệng hơi khép lại, môi mở ra tự nhiên.

Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng và hướng lên trên, ngay sau đó, đưa lưỡi lùi vào giữa khoang miệng.

14. Phát âm âm /eə/

Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm trước /e/ sang âm giữa /ə/. Khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên, hàm dưới đưa xuống một chút, ngay sau đó, miệng hơi khép lại, môi mở ra tự nhiên.

Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa ra phía trước và nằm ở giữa khoang miêng, ngay sau đó, đưa lưỡi lùi vào giữa khoang miệng.

15. Phát âm âm /ʊə/

Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm sau /ʊ/ sang âm giữa /ə/

Khi bắt đầu, môi mở khá tròn, hơi bè, hướng ra ngoài, ngay sau đó, miệng hơi mở ra.

Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa vào phía trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên, ngay sau đó, đưa lưỡi lùi về giữa khoang miệng.

16. Phát âm âm /eɪ/

Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm trước /e/ sang âm trước /ɪ/

Khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên, hàm dưới đưa xuống một chút, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng vẫn mở rộng sang hai bên.

Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa ra phía trước và nằm ở giữa khoang miệng, ngay sau đó, đưa lưỡi lên gần ngạc trên, vẫn hướng ra phía trước.

17. Phát âm âm /aɪ/

Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm sau /a:/ sang âm trước /ɪ/

Khi bắt đầu, miệng mở rộng hết cỡ, hàm dưới đưa xuống hết cỡ, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở rộng sang hai bên.

Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa vào trong khoang miệng và phía cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới, ngay sau đó, đưa lưỡi ra phía trước khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên.

18. Phát âm âm /ɔɪ/

Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm sau /ɔ:/ sang âm trước /ɪ/

Khi bắt đầu, miệng mở thật tròn, hàm dưới đưa xuống, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở rộng sang hai bên.

Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa vào trong khoang miệng và nằm ở giữa khoang miệng, ngay sau đó, đưa lưỡi ra phía trước khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên.

19. Phát âm âm /aʊ/

Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm trước /æ/ sang âm sau /ʊ/

Khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên hết cỡ, hàm dưới đưa xuống hết cỡ, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở tròn.

Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng và đưa xuống thấp gần ngạc dưới, ngay sau đó, đưa lưỡi vào trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên.

20. Phát âm âm /əʊ/

Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm giữa /ɜ:/ sang âm sau /ʊ/

Khi bắt đầu, môi, miệng và hàm mở tự nhiên, thoải mái, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở tròn.

Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi nằm ở khoảng giữa trong khoang miệng, ngay sau đó, đưa lưỡi vào trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên.

21. Phát âm âm /p/

Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.

Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

22. Phát âm âm /b/

Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.

Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.

Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

cach-phat-am-tieng-anh-phan-2-2

Kết thúc bài này các bạn đã biết được cách thức phát âm tiếng anh của 22 âm. Hãy luyện tập hàng ngày để có thể nâng cao được trình độ cũng như khả năng thực tế nói tiếng anh của bản thân. Nhanh chóng tự tin và có khả năng giao tiếp như người bản địa. Chúc các bạn thành công.

Cách phát âm trong tiếng anh phần 1

Phát âm tiếng anh là phần không thể thiếu trong quá trình học tiếng anh để nâng cao khả năng nói của bản thân người học. Việc phát âm chuẩn và đúng sao cho giống người bản địa là điều mà không phải ai cũng làm được kể cả những người học và dạy lâu năm ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu học ngay từ đầu và chú ý thì cũng không hề khó khăn lắm. Bài này, Blog xin gửi tới các bạn cách phát âm chuẩn trong tiếng anh.

cach-phat-am-trong-tieng-anh-phan-1-1

Các nguyên âm và phụ âm trong tiếng anh

Hẳn nhiên để phát âm tiếng anh tốt thì chúng ta cần biết đâu là nguyên âm và đâu là phụ âm trong tiếng anh. Sau đây là phần mà chúng tôi đã liệt kê cho các bạn.

Các nguyên âm trong phát âm tiếng anh :

/ʌ/, /ɑ:/, /æ/, /e/, /ə/, /ɜ:/, /ɪ/, /i:/, /ɒ/, /ɔ:/, /ʊ/, /u:/, /aɪ/, /aʊ/, /eɪ/, /oʊ/, /ɔɪ/, /eə/, /ɪə/, /ʊə/

Các phụ âm trong tiếng anh đó là: 

/b/, /d/, /f/, /g/, /h/, /j/, /k/, /l/, /m/, /n/, /ŋ/, /p/, /r/, /s/, /ʃ/, /t/, /tʃ/, /θ/, /ð/, /v/, /w/, /z/, /ʒ/, /dʒ/

cach-phat-am-trong-tieng-anh-phan-1-2

Sau đây là cách phát âm của các âm trong tiếng anh phần 1 mà Blog xin gửi tới các bạn cùng tham khảo.

1.Phát âm âm /i:/

Hình dáng của môi: Không tròn môi, miệng mở rộng sang hai bên, khoảng cách môi trên và môi dưới hẹp

Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng

Độ cao của lưỡi: Phía đầu lưỡi cong, đưa lên gần ngạc trên, lưỡi chạm vào hai thành răng trên

Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản, có thể kéo dài

2. Phát âm âm/ɪ/

Hình dáng của môi: Không tròn môi, miệng mở rộng sang hai bên nhưng không rộng bằng âm /i:/, khoảng cách môi trên và môi dưới mở hơn một chút so với âm /i:/

Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng, nhưng hơi lùi về sau hơn âm /i:/

Độ cao của lưỡi: Phía đầu lưỡi cong nhẹ, đưa lưỡi lên cao gần ngạc trên

Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.

3. Phát âm âm /e/

Hình dáng của môi: Miệng mở khá rộng sang hai bên, hàm dưới đưa xuống một chút

Hướng đưa của lưỡi : Mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng

Độ cao của lưỡi: Mặt lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng

Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.

4. Phát âm âm /æ/

Hình dáng của môi: Miệng mở rộng sang hai bên hết cỡ, hàm dưới đưa xuống hết cỡ

Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng

Độ cao của lưỡi: Cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới

Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.

5. Phát âm âm /ɜ:/

Hình dáng của môi: Môi, miệng và hàm mở tự nhiên, thoải mái

Hướng đưa của lưỡi: Lưỡi để tự nhiên, thoải mái như khi phát âm các nguyên âm trong tiếng Việt

Độ cao của lưỡi: Mặt lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng

Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản, có thể kéo dài

6. Phát âm âm /ə/

Hình dáng của môi: Môi, miệng và hàm mở tự nhiên, thoải mái

Hướng đưa của lưỡi: Lưỡi để tự nhiên, thoải mái như khi phát âm các nguyên âm trong tiếng Việt

Độ cao của lưỡi: Mặt lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng, thấp hơn một chút so với âm /ɜː/

Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.

7. Phát âm âm /ʌ/

Hình dáng của môi: Miệng mở khá rộng, hàm dưới đưa xuống thoải mái, tự nhiên.

Hướng đưa của lưỡi: Lưỡi để tự nhiên, thoải mái như khi phát âm các nguyên âm trong tiếng Việt; hơi đưa về phía sau so với âm /æ/

Độ cao của lưỡi: Cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới

Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.

8. Phát âm âm /u:/

Hình dáng của môi: Môi mở tròn, hướng ra ngoài

Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng

Độ cao của lưỡi: Phía cuống lưỡi cong, đưa lên cao gần ngạc trên

Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản, có thể kéo dài

9. Phát âm âm /ʊ/

Hình dáng của môi: Môi mở khá tròn, hướng ra ngoài, bè hơn một chút so với âm /u:/

Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa khá sâu vào trong khoang miệng, không sâu bằng âm /u:/

Độ cao của lưỡi: Phía cuống lưỡi cong, đưa lên cao gần ngạc trên, thấp hơn âm /u:/ một chút

Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản.

10. Phát âm âm /ɔ:/

Hình dáng của môi: Môi mở thật tròn, cả môi trên và môi dưới hướng ra ngoài, hàm dưới đưa xuống

Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng

Độ cao của lưỡi: Phía cuống lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng, phía đầu lưỡi đưa thấp xuống

Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản, có thể kéo dài.

11. Phát âm âm /ɒ/

Hình dáng của môi: Môi mở khá tròn, môi dưới hướng ra ngoài, hàm dưới đưa xuống

Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng

Độ cao của lưỡi: Phía đầu lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới, thấp hơn một chút so với âm /ɔ:/

Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.

cach-phat-am-trong-tieng-anh-phan-1-3

Trên là 11 âm  đầu mà Blog gửi tới các bạn cách phát âm tiếng anh. Bao gồm Hình dáng của môi, hướng đưa lưỡi, độ cao lưỡi và độ dài âm. Điều này sẽ giúp các bạn dễ hình dung và học theo,cứ như thế các bạn luyện tập hàng ngày nhiều lần sẽ giúp cải thiện cách nói và phát âm tiếng anh vô cùng chuẩn xác. Hi vọng bài này sẽ giúp các bạn nói tiếng anh chả khác gì người bản ngữ. Ở các bài sau chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp tới các bạn những cách phát âm của các âm khác trong tiếng anh.

Quy tắc phát âm tiếng anh dễ dàng, dễ hiểu

Phát âm tiếng anh đúng chuẩn như người bản ngữ luôn là điều mà mọi người học tiếng anh từ cơ bản đến nâng cao đều muốn đạt được. Việc phát âm tiếng anh đối với người việt, do cách phát âm khác nhau nễn dễ sai không chỉ với người học mà còn cả các thầy cô, người học tiếng anh lâu năm còn mắc phải. Bài này, Blog xin hưỡng dẫn các bạn cách phát âm tiếng anh vô cùng dễ dàng và dễ hiểu.

quy-tac-phat-am-tieng-anh-1


Phát âm tiếng anh chuẩn sẽ giúp các bạn tự tin trong giao tiếp và làm bài tập tiếng anh về phát âm nhanh chóng và chính xác.

Một số quy tắc phát âm của âm /i:/

Phát âm /i:/ những nhóm chữ sau đây:

1. Nhóm ea(-)

Những từ có tận cùng bằng ea hoặc -ea với một phụ âm:

Ex:

sea /si:/ = biển

seat /si:t/ = chỗ ngồi

to please /pli:z/ = làm hài lòng

to teach /ti:t∫/ = dạy, dạy học

peace /pi:s/ = hòa bình

Ngoại lệ:

Đa số các từ có nhóm ea(-) đọc /i:/, trừ vài từ thông dụng sau đây:

break /breik/ = vỡ, làm vỡ, gãy

breakfast /'breikf∂st/ = bữa điểm tâm

great /greit/ = vĩ đại

2. Nhóm ee(-)

Những từ có tận cùng bằng ee hay ee với một phụ âm hay hai phụ âm:

Ex:

bee /bi:/ = con ong

beet /bi:t/ = củ cải đường

tree /tri:/ = cây

green /gri:n/ = xanh lục, chưa có kinh nghiệm

3. Nhóm -e

Một số từ thông dụng:

be /bi:/

she /∫i:/

we /wi:/

evil /'i:vl/

Egypt /i:dzipt/

secret /'si:krit/

4. Nhóm e-e

Những từ có một phụ âm ở giữa hai chữ e

Ex:

even /'i:v∂n/

evening /'i:v∂niη/

complete /k∂m'pli:t/

5. Nhóm ie-

Nhóm ie với một hay hai phụ âm

Ex:

chief /t∫i:f/

believe /bi'li:v/

belief /bi'li:f/

relieve /ri'li:v/

6. Nhóm ei-

Nhóm ei với một hay hai phụ âm và chỉ đi sau âm /s/ hay cữ c, s mới đọc là /i:/. Ví dụ: deceive, receive, receipt

7. Nhóm -ese

Nhóm này chỉ Quốc tịch. Ví dụ: Vietnamese, Chinese

Lời kết

Trên chỉ là 1 số quy tắc phát âm của âm /i:/ . Những bài sau, chúng ta sẽ đi vào những âm tiếng anh khác. Phát âm tiếng anh đòi hỏi quá trình luyện tập lâu dài và kiên trì, các bạn nên xem kỹ video và luyện tập thường xuyên để có được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên cũng đừng sợ trước khi bước vào học, bởi nó cũng không khó như bạn nghĩ đâu. Chúc các bạn gặt hái được những thành tựu nên con đường học ngoại ngữ của mình.

quy-tac-phat-am-tieng-anh-2

Phát âm tiếng anh thật dễ dàng

Phat am tieng anh là vấn đề luôn được chú ý số 1 trong học tiếng anh. Thực trạng hiện nay cho thấy hầu hết người dân hay học sinh,kể cả nhưng giáo viên ngoại ngữ cũng ít nhiều sai trong phát âm khi nói anh ngữ.phat-am-tieng-anh

Để nói tiếng Anh hay và giỏi thì việc nói nhiều chỉ giúp các bạn nói nhanh, nói tốc độ còn muốn nói hay thì bạn phải nói tiếng Anh chuẩn. Mà muốn nói chuẩn thì các bạn phải phát âm tiếng anh đúng.

Việc đa phần người Việt phát âm sai có thể là do khi phát âm tiếng Việt lưỡi và miệng của chúng ta rất là ngắn gọn. Vì thế, khi phát âm tiếng Anh người việt phát âm rất là cụt và thậm chí là còn nuốt âm. Chính vì thế gây ra khá nhiều lỗi phát âm tiếng Anh.

Những lỗi khi phát âm tiếng Anh

Sau đây là các lỗi thường gặp trong phát âm tiếng anh mà chúng ta nên để tâm. 

phat-am-tieng-anh-1

1. Lỗi không phát âm âm đuôi ( ending sounds ). Đây là lỗi phát âm tiếng Anh phổ biến của đa số người Việt

Một điều cần nhớ để phát âm tiếng Anh giúp người nghe hiểu được các bạn nói gì thì các bạn phải phát âm đuôi. Lỗi của người Việt là không phát âm âm đuôi vì tiếng Việt của chúng ta đọc rất ngắn gọn không phát âm âm đuôi và các bạn áp dụng thói quen vào việc phát âm tiếng Anh.

Nếu bạn không phát âm âm đuôi dễ gây những hiểu nhầm cho người nghe và dẫn đến những tình huống nhầm lẫn do hai người không hiểu ý nhau. Vì thế, để không khiến người khác hiểu lầm ý của mình thì các bạn đừng có lười trong việc đọc âm đuôi

2. Lỗi Việt hóa khi phát âm tiếng anh

Ví dụ cụ thể việc phát âm Việt hóa của người Việt

- /ei/ thường được người Việt phát âm thành ê và ây

- /əʊ/ đa phần người Việt lại đọc là ô

Road / rəʊd/: người Việt đọc là rốt

Coat / cəʊt/: chúng ta thường phát âm sai là cốt

- /ð/: thường bị phát âm sai là dơ

Together /tə’geðə/: từ này bị Việt hóa thành tugedờ

3. Lỗi không nhấn trọng âm (Stress) khi đọc tiếng anh

Người Việt có điểm yếu rất lớn là khi nói tiếng Anh không phân biệt được trọng âm của tiếng Anh. Trong khi phần trọng âm là một phần rất quan trọng trong phát âm tiếng anh bởi nếu nói sai thì người bản xứ không thể hiểu mình nói gì.

Điều này xuất phát từ việc tiếng Việt đơn âm tiết và người Việt thường quen đọc từng âm tiết và không có trọng âm nên chúng ta đọc đều đều các từ mà không có trọng âm. Cách đọc đó khiến người nghe cảm thấy rất là cứng từ nào cũng giống từ nào

4. Lỗi phát âm

Âm /s/ không đúng chỗ hoặc bỏ qua không đọc âm /s/ khi đọc tiếng Anh

Trong câu: He likes reading book có nhiều bạn không đọc âm /s/ trong từ likes

Please! Go up thì chúng ta lại cho thêm âm /s/ vào từ up

5. Lỗi quên nối âm khi nói tiếng anh

Ví dụ những từ chúng ta cần nối âm với nhau như là: them_in hay can_i thì người chúng ta thường đọc chúng một cách rất rời rạc.

6. Lỗi không có ngữ điệu khi nói tiếng anh

Trong phát âm tiếng Anh thì có rất nhiều thanh điệu và linh hoạt hơn tiếng Việt. Vì thế, người Việt khi nói tiếng Anh thường không biết lên chỗ nào và xuống chỗ nào nên họ nói tiếng Anh một cách đều đều không có ngữ điệu. Sẽ rất khó để bắt được từ khóa của câu với cách nói như vậy.

Sau khi biết những lỗi thường gặp chúng ta nên tránh và khắc phục cũng là 1 trong những chìa khóa để nâng cao khả năng nói tiếng anh đạt đến trình độ như người bản ngữ.

Phương pháp luyện phát âm tiếng anh chuẩn mà hiệu quả

Với những lỗi thường gặp khi phát âm tiếng Anh,tất nhiên chúng ta sẽ có những cách khắc phục . Và sau đây là bí quyết mà Blog chúng tôi muốn gửi tới các bạn với mong muốn xóa tan đi những lỗi khi giao tiếp bằng tiếng anh.

phat-am-tieng-anh-2

Bí quyết 1: Hiểu bản chất và luyện tập 44 âm trong tiếng Anh

Người Anh có cách phát âm tiếng anh khác nhiều so với chúng ta về khẩu hình miệng và cách đặt lưỡi. Vì thế, bạn phải luyện tập cách phát âm chuẩn 44 âm trong tiếng Anh mỗi ngày. Sau khi đã đọc chính xác 44 âm đó một cách riêng thì bạn hãy luyện phát âm chúng trong từng từ và từng câu. 

Một điều các bạn nên nhớ là luyện tập cho mình thói quen đọc âm gió trong tiếng Anh. Đây là những âm rất quan trọng, nó có thể giúp bạn phân biệt được các từ trong tiếng Anh. Chúng tôi chắc chắn rằng khi bạn thường xuyên luyện tập thì cách phát âm của các bạn sẽ tiến bộ hơn.

Bí quyết 2: Đọc nhiều mỗi ngày

Hãy đặt cho mình chỉ tiêu một ngày phải đọc ít nhất 10 trang tiếng Anh hoặc luyện đọc thật to trong khoảng 15 phút. Nếu các bạn đọc to, các bạn sẽ phát hiện tốt hơn lỗi sai trong cách phát âm của bạn. Việc phát hiện ra lỗi sai sẽ giúp các bạn điều chỉnh phát âm của mình và điều đó sẽ giúp các bạn tiến bộ.

Bí quyết 3: Ghi âm lại giọng nói của mình

Hãy ghi âm lại giọng của mình khi đọc đoạn văn. Sau đó bạn sẽ so sánh giọng của mình với giọng của người bản xứ xem giọng nói của mình khác họ ở điểm nào? Sau khi đã nhận biết được những sự khác nhau thì các bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh sao cho giống giọng của người bản xứ.

Đặc biệt khi bạn đọc một đoạn văn nào đó, bạn nên đọc ít nhất là ba lần. Mỗi lần như vậy các bạn sẽ nhận ra được mình phát âm chưa tốt ở chỗ nào và điều chỉnh thì sau đó, bạn sẽ phát âm chuẩn và rõ ràng hơn.

Bí quyết 4: Luyện nghe đều đặn và nhắc lại

Việc luyện nghe thường xuyên giúp các bạn cảm nhận được cách phát âm, từ đó các bạn có thể bắt chước và thực hành theo. Bạn nên lắng nghe và đọc cùng để phát âm được chính xác các từ tức là khi đĩa được bật lên thì các bạn sẽ đọc cùng những từ đang được người nói đọc trên đĩa.

Ngoài ra, các bạn nên nghe thêm các chương trình nghe tiếng Anh của người bản xứ như BBC, CNN hay VOA. Khi các bạn nghe nhiều, các bạn sẽ bắt chước được tốc độ cũng như nhịp điệu của người bản xứ. 

Bí quyết 5: Quan sát khẩu hình của chuyên gia và phát âm trước gương

Như vậy là mỗi buổi học phát âm, các bạn hãy chuẩn bị cho mình một chiếc gương. Các bạn quan sát khẩu hình của chuyên gia, quan sát khẩu hình của mình trước gương và đối chiếu. Các bạn cần chú ý là khi phát âm, khẩu hình môi và lưỡi của người Anh rất khác với chúng ta.

Bí quyết 6: Hãy chịu khó giao tiếp và học hỏi từ người khác

Các bạn nên nhờ người bản xứ, các thầy cô giáo và những bạn có kinh nghiệm học tiếng Anh, nhờ họ lắng nghe việc phát âm của mình và phát hiện ra các lỗi sai. Những người này sẽ giúp các bạn phát hiện ra những lỗi sai trong phát âm của bạn một cách nhanh nhất và giúp bạn sửa các lỗi sai một cách chính xác nhất.

Bí quyết 7: Kiên trì luyện tập

Học phát âm đòi hỏi sự luyện tập trong thời gian dài. Nếu các bạn không đủ kiên nhẫn và sự bền bỉ thì các bạn khó có thể cải thiện sự phát âm của mình.

Bí quyết 8: Tự tin- bí quyết vô cùng quan trọng để hướng tới thành công

Khi luyện phát âm, các bạn hãy tự tin rằng: Yes, I can... Chỉ cần có điều này thôi, bạn đã nắm trong tay 70% của sự thành công. 
phat-am-tieng-anh-3

Còn rất nhiều thứ và đi sâu vào cụ thể từng bài, Blog của chúng tôi sẽ giúp cải thiện khả năng phát âm tiếng anh của các bạn đến mà các bạn không thể ngờ tới nhanh nhất,hiệu quả nhất. Chúc các bạn có những giờ học bổ ích và hiệu quả!